Bệnh do vi khuẩn ở gia cầm (tiếp)
Lê Lương
Bệnh hoại tử da còn có các tên gọi khác: Viêm da hoại tử, viêm hoại tử da và cơ, bệnh thối cánh, bệnh phù thũng da gà, bệnh đặc trưng với quá trình viêm hoại tử da kèm theo mùi thối khó chịu.
Đây là một trạng thái bệnh lý của da và các mô tổ chức dưới da cánh hoặc một vài chỗ khác trên cơ thể gà.
- Nguyên nhân
Bệnh do một số vi khuẩn có yếu tố sinh độc tố gây ra như:
– Clostridium perfringens, Clostridium Septicum.
– Staphylococcus aureus.
Chúng có thể độc lập gây bệnh, nhưng cũng có thể kết hợp với nhau để cùng gây bệnh dưới tác động thúc đẩy một số yếu tố bất lợi như: vệ sinh chuồng rất kém, nền chuồng ẩm thấp, chất độn lâu ngày không thay, gà thiếu vitamin A, bệnh thiếu máu truyền nhiễm, viêm gan truyền nhiễm và viêm phế quản truyền nhiễm.
- Loài gia cầm mắc bệnh
– Tất cả các loại gà nuôi và cùng nòi hoang dã đều có thể mắc bệnh.
– Nhưng gà siêu thịt mẫn cảm nhất.
- Tuổi gia cầm mắc bệnh
– Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi 3- 20 tuần tuồi.
– Nặng nhất và thường gặp ở gà 4- 8 tuần tuổi.
- Mùa phát bệnh: Quanh năm, đặc biệt mùa nóng ẩm.
- Phương thức truyền lây: Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp.
- Triệu chứng:
– Gà mệt, chán ăn, đi lại không vững, đi không đúng dáng đặc trưng của loài gà.
– Lông xù và rụng nhiều ở chỗ da bị viêm.
– Da bị viêm phù nề, bị xây xát, thường xuyên chảy máu dưới cánh giống như bệnh thiếu máu hoặc ở chỗ khác. Có mùi thối khó chịu, tỷ lệ chết 2- 10%.
- Mổ khám
– Thấy rõ các biến đổi viêm hoại tử ở da với mùi khó chịu.
– Khi giải phẫu bệnh cho thấy gan, lách, thận, sưng to có màu thẫm do bị dồn máu.
- Chẩn đoán
Dựa vào đặc điểm bệnh lý tại vùng da viêm.
- Điều trị
Bệnh dẽ dàng được điều trị bởi một trong các loại thuốc sau:
– Ampi Coli Thái: 20g/100kgP/ngày x 3-4 ngày
– T.Umgiaca: 20g/100kgP/ngày x 3-4 ngày
– T.Coryzin: 15g/100kgP/ngày x 3-4 ngày
– Sutrim.NT: 15g/100kgP/ngày x 3-4 ngày
– Sul- depot: 20g/100kgP/ngày x 3-4 ngày
– TA.Neo.40: 20g/100kgP/ngày x 3-4 ngày
– Amoxi- coli.TA: 20g/100kgP/ngày x 3-4 ngày
- Phòng bệnh
– Phải có chất độn sạch, lót càng dày càng tốt.
– Nếu chăn nuôi thả vườn thì phải thường xuyên thông cống rãnh, thoát nước, phải cuốc xới và rắc vôi sân chơi, đường đi lối lại,… Nếu chăn nuôi chuồng kín thì phải tránh khí độc, chống ẩm ướt.
– Dụng cụ thiết bị phải thường xuyên tiêu độc bằng việc ngâm nước vôi, xút, Kresin,..
– Định kỳ mỗi tháng dùng 3 ngày thuốc Ampi coli.Thái hoặc Amoxi- coli.TA với liều 10g /100kg gà ăn/ uống 1 ngày sẽ tránh được.
- Bệnh do vi khuẩn hoại tử đường tiêu hóa và hoại tử chân da cầm
- Giới thiệu
Bệnh do vi khuẩn Fusobacterium necrophorum gây ra. Đây là một bệnh truyền lây, đặc trưng với các biểu hiện hoại tử đường tiêu hóa và phần dưới của chân gia cầm.
Bệnh có tên là Necrobacillosis hoặc Necrobacteriosis avium.
- Nguyên nhân
Bệnh do một loại vi khuẩn Gram dương gây ra, dưới tác động trực tiếp của các yếu tố vệ sinh chăn nuôi kém, đặc biệt là độ ẩm của chất độn cao, chuồng nuôi có nhiều khí độc NH3, H2S, CO2 và các chấn thương da chân.
- Loài gia cầm mắc bệnh
– Gà, gà Tây, vịt, ngan, ngỗng nuôi dễ bị bệnh.
– Các loại hoang cầm mang mầm bệnh nhưng rất ít khi mắc bệnh.
- Tuổi gia cầm mắc bệnh
Bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong đời sống gia cầm. Tuy nhiên ở gia cầm đang lớn bệnh dễ bùng phát hơn và mạnh hơn.
- Mùa phát bệnh: Quanh năm
- Phương thức truyền lây:
Bệnh lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp và qua đường miệng.
- Triệu chứng
– Niêm mạc đường tiêu hóa bị viêm hoại tử (ở gia cầm đang lớn thấy rõ hơn gia cầm trưởng thành).
– Phù nề ở vùng hàm dưới, vùng hầu họng, vạch mỏ ta thấy rõ niêm mạc miệng thực quản bị viêm hoại tử.
– Gia cầm đi cà nhắc, tại 1 hoặc 2 chân ta thấy ở dưới bàn chân, kẽ ngón chân xuất hiện các đám phù nề, hoại tử hoặc apxe, hoặc nứt nẻ, thậm chí chúng phát triển thành các khối u cục ở bàn chân, kẽ ngõn và phần mắt cá chân, ống chân. Vì đau nên gà hay nằm, lười vận động, ủ rũ và giảm ăn, gầy dần và suy kiệt rồi chết. Tỷ lệ chết không cao từ 1- 10%.
- Bệnh tích
– Bệnh tích là các ổ viêm hoại tử ở bàn chân, kẽ ngón chân, mắt cá chân và vùng hầu họng.
– Khi mổ khám còn thấy các ổ hoại tử niêm mạc, thực quản, dạ dày tuyến, dạ dày cơ và ruột.
- Chẩn đoán:
Dựa vào các biểu hiện lâm sàng, bệnh tích có thể chẩn đoán được bệnh, nhưng xét nghiệm tìm thấy căn nguyên Fusobacterium necrophorum là điều cần thiết.
- Điều trị
Phải tiến hành đồng thời các biện pháp mới thu được kết quả tốt.
– Cho gia cầm ăn thức ăn giàu đạm và vitamin A, Mn, Zn, Mg, Cholin, Selen.
– Khử trùng đường tiêu hóa bằng việc cho uống T.Metrion 5-10ml pha vào 1lit nước cho gà uống tự do thay nước (sáng uống liên tục 2h, chiều 2h) liên tục 3-4 ngày hoặc 1% thuốc tím KMnO4 uống trong 2h/ngày, liên tục 3-4 ngày.
– Cho đàn gà bệnh ăn một trong các loại thuốc sau:
+ Ampi coli. Thái
+ Amoxi coli.TA
+ Sutrim.NT
+ T.Coryzin
Các loại thuốc trên sử dụng liều 15-20g/ 100kgP/ngày x 4 ngày.
- Phòng bệnh
– Giữ vệ sinh chăn nuôi tốt: ấm, khô, thoáng.
– Phải thường xuyên thay chất độn, tránh NH3, H2S, CO2.
– Cứ 3 tuần cho uống 1 lần thuốc tím hoặc T.Metrion như nêu ở phần điều trị.
– Thức ăn phải đủ chất, đặc biệt vitamin A và các khoáng chất như Mn, Zn, Cholin, Selen thông qua việc bổ sung 6g Super vitamin hoặc Doxyvit Thái cho 1kg thức ăn, liên tục từ 1- 40 ngày tuổi.
III. Bệnh tụ cầu khuẩn gia cầm
- Giới thiệu
Bệnh do tụ cầu khuẩn gia cầm luôn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nhiễm trùng huyết ở gia cầm non hoặc thể mãn tính viêm da hoại tử hoặc viêm khớp ở gia cầm lớn hoặc đã trưởng thành.
- Nguyên nhân
– Bệnh do tụ cầu có tên Staphylococcus areus Gram dương gây ra.
– Nhưng do đây là một loại vi khuẩn cơ hội, nên bệnh chỉ xảy ra khi có các điều kiện stress gây hại thúc đẩy, vì thế bệnh không có tính dịch cao, mà chỉ xảy ra trong phạm vi hẹp, lác đác, lẻ tẻ.
- Loài gia cầm mắc bệnh
Tất cả các loài gia cầm nuôi và hoang cầm đều có thể mắc bệnh.
- Tuổi gia cầm mắc bệnh
– Thể nhiễm trùng huyết ở gia cầm non 1- 2 tuần tuổi.
– Thể viêm da hoại tử hoặc viêm khớp ở gia cầm trưởng thành sau 2 tuần tuổi.
- Mùa phát bệnh: Quanh năm
- Đường truyền lây: Qua ăn uống và hô hấp.
- Triệu chứng:
7.1. Thể cấp tính nhiễm trùng huyết ở gia cầm non
– Bệnh có thời kỳ ủ bệnh trung bình 2- 6 ngày.
– Bệnh xảy ra hết sức đột ngột:
+ Sốt cao, ủ rũ, buồn ngủ, 2 cánh sã xuống.
+ Lười vận động, hay nằm.
+ Viêm mí mắt, viêm rốn, bỏ ăn và chết.
7.2. Thể viêm da hoại tử hoặc viêm khớp
Thể viêm da và viêm khớp: khới sưng to, nóng, đau, gia cầm bị què, đi cà nhắc, nếu không điều trị kịp thời thì khớp viêm sẽ thoái hóa thành tật, chúng đi lại khó khăn cả đời.
- Mổ khám
8.1. Thể nhiễm trùng huyết
– Các cơ quan gan, lách, thận đều sưng to, có màu thẫm vì thoái hóa.
– Đến 5- 6 ngày thậm chí 7- 10 ngày tuổi mà lòng đỏ vẫn chưa tiêu hết, có màu xanh vàng.’
– Viêm rốn.
8.2. Thể viêm da hoại tử hoặc viêm khớp
– Các biến đổi hoàn toàn giống viêm da hoại tử
– Các khớp viêm sưng to, chứa nhiều dịch vàng đặc.
- Chẩn đoán
– Thể nhiễm trùng huyết khó chẩn đoán dung bệnh bởi các triệu chứng bệnh tích dễ nhầm với bệnh bạch lỵ.
– Nhưng ở thể viêm da hoại tử hoặc viêm khớp thì chẩn đoán dễ dàng.
– Phân lập căn nguyên gây bệnh.
- Điều trị
– Bệnh gà sơ sinh dễ dàng điều trị khỏi bởi 1 trong các loại thuốc:
+ T.Umgiaca: 20g/100kgP/ngày x 3-4 ngày
+ Amoxi- coli.TA: 20g/100kgP/ngày x 3-4 ngày
+ Ampi Coli Thái: 20g/100kgP/ngày x 3-4 ngày
– Ở gà lớn có thể dùng các loại thuốc sau:
+ Lincogen LA: tiêm bắp 1ml/5kgP/lần/ngày x 3 ngày.
+ T.Gastron: tiêm bắp 1ml/5kgP/lần/ngày x 3 ngày.
+ T.Amoxigen: 1ml/5kgP/lần/ngày x 3 ngày.
+ T.Amoxicol: 1ml/5kgP/lần/ngày x 3 ngày.
+ Ceftiofur: 1g pha 20ml/ 100kgP/lần/ngày x 3 ngày.
- Phòng bệnh
– Chú ý các khâu vệ sinh chăn nuôi thú y phải được thực hiện nghiêm túc trước khi đưa gia cầm vào nuôi úm.
– Thường xuyên thay chất độn để giữ chuồng khô ráo, thông thoáng, ít khí độc.
– Không dùng thức ăn ẩm mốc.
- Bệnh liên cầu khuẩn gà
- Giới thiệu
Bệnh liên cầu khuẩn là một bệnh truyền nhiễm cấp, mãn và thể ẩn tính ở gà lớn tuổi, do một loại vi khuẩn Gram dương có tên streptococcus zooepidemcius gây ra, dưới tác động thúc đẩy của các yếu tố stress có hại.
- Nguyên nhân
Streptococcus zooepidemcius là một loại vi khuẩn cơ hội, nó là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nhưng bệnh chỉ xảy ra khi có các yếu tố stress bất lợi thúc đẩy.
- Loài gia cầm mắc bệnh
Bệnh xảy ra ở gà và các loài cùng nòi
- Tuổi gia cầm mắc
Gà đang lớn mạnh, gà trưởng thành và gà sinh sản dễ mắc bệnh nhất.
- Mùa phát bệnh: Bệnh xảy ra quanh năm
- Phương thức truyền lây: Qua ăn uống là chính
- Triệu chứng
7.1. Thể cấp tính
– Ủ rũ, xù lông, hay nằm
– Sốt cao, giảm hoặc bỏ ăn, mào tích thâm tím.
– Gầy sút nhanh, giảm hoặc tắt đẻ.
– Tiêu chảy phân vàng rồi chết, phân vàng bám đầy lông xung quanh hậu môn.
7.2. Thể mãn hoặc ủ bệnh
– Các biểu hiện không điển hình
+ Xảy ra lác đác, lẻ tẻ ở một số gà hoặc đây là thể bệnh còn sót lại ở những gà sống thể cấp tính.
+ Xù lông, tiêu chảy phân vàng, hay nằm.
+ Gầy sút, giảm đẻ.
+ Bệnh kéo dào 5- 7 ngày rồi phần đông tự khỏi.
- Mổ khám
8.1. Thể cấp:
– Da màu hồng đỏ.
– Cơ đùi cũng có màu bình thường
– Gan sưng to, bề mặt xuất huyết điểm hoặc đám xuất huyết đang chuyển sang giai đoạn hoại tử.
– Lách sưng to, viêm buồng trứng,ống dẫn trứng.
8.2. Thể mãn tính hoặc ẩn tính
– Gà gầy rộc
– Viêm cơ tim, màng bao tim, màng bao gan bị viêm.
– Viêm xuất huyết Fibrin ống dẫn trứng.
- Chẩn đoán
– Dựa vào đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, bệnh tích.
– Cần phân lập căn nguyên để khẳng định bệnh.
- Điều trị
Việc điều trị liên cầu khuẩn giống như điều trị bệnh do tụ cầu khuẩn gây ra.
- Phòng bệnh
Các biện pháp giống trong bệnh tụ cầu khuẩn.
- Bệnh lao gia cầm
- Giới thiệu
Lao là một bệnh truyền nhiễm mãn tính nguy hiểm không chỉ ở người, gia súc mà còn ở gia cầm, hoang vầm, đặc trưng bởi sự hình thành các ổ lao trong cơ quan nội tạng, do một loại vi khuẩn cơ hội Gram âm có tên Bacterium Tuberculosum hay Mycobacterium avium gây ra.
- Nguyên nhân
– Vi khuẩn Mycobacterium avium có 3 typ huyết thanh 1,2,3 cả 3 typ này đều có thể gaaybeenhj lao.
– Tuy nhiên các yếu tố stress có hại gây giảm sức để kháng cho gia cầm tạo vai trò lớn trong hình thành bệnh và phát triển. Bởi vi khuẩn lao là một vi khuẩn cơ hội, đôi khi chúng ký sinh trong cơ thể mà không gây bệnh, vi khuẩn có sức để kháng tốt với các yếu tố ngoại cảnh, chúng tồn tại và lưu hành rộng rãi ngoài tự nhiên, vì thế bệnh lao khá phổ biến ở gia cầm và động vật.
- Loài gia cầm mắc bệnh
– Tất cả các loài gia cầm nuôi và hoang cầm đều có thể mắc bệnh.
– Tuy nhiên gia cầm nuôi dễ mắc bệnh hơn.
- Tuổi gia cầm mắc
Tất cả các lứa tuổi đều có thể nhiễm vi khuẩn lao, nhưng bệnh có thời kỳ ủ bệnh dài, vì thế thường thấy bệnh ở những con đã trưởng thành.
- Mùa phát bệnh
Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường phát vào mùa rét, mưa phùn, gió bấc,..
- Phương thức truyền lây:
– Bệnh lây lan qua trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường miệng và hô hấp.
– Bệnh không truyền dọc từ mẹ sang con, tuy nhiên một số tác giả chưa đồng ý quan điểm này.
- Triệu chứng
– Thời kỷ ủ bệnh dài 2- 12 tháng
– Bệnh luôn ở thể mãn, ít khi ở thế cấp với các triệu chứng như sau:
+ Gia cầm ốm, lười vận động
+ Lúc đầu gia cầm ăn uống hoàn toàn bình thường, nhưng vê sau khi gần chết giảm ăn và bỏ ăn.
+ Mào, tích da nhợt nhạt, thiếu máu.
+ Các niêm mạc hoặc màng bao cũng nhợt nhạt hoặc vàng nhạt.
+ Gia cầm tiêu chảy thất thường trong giai đoạn đầu, về sau tiêu chảy kéo dài liên tục đến khi chết.
+ Nếu lao xâm nhập vào khớp xương sẽ thấy một số con đi cà nhắc.
+ Gần chết các ổ lao tạo khối u và chúng ta có thể sờ nắn được qua thành bụng.
+ Gia cầm bệnh lúc này rất gầy và chết do suy kiệt
+ Ở gia cầm sinh sản ta thấy chúng bị giảm và tắt đẻ, tỷ lệ ấp nở giảm rất mạnh.
- Mổ khám
– Cơ thể suy kiệt, teo cơ, gia cầm gầy rộc
– Mào, tích khô, quăn và thiếu máu.
– Da nhợt nhạt đôi khi có màu vàng.
– Màng bao các cơ quan cũng nhợt nhạt và màu vàng xám.
– Các ổ lao tại thành các khối u với bề mặt gồ ghề, kích thước rất khác nhau, khi sờ nắn thấy rắn chắc, khi cắt đôi khối u thấy rõ lát cắt màu vàng ngà. Các khối u ở gan, phổi, lách, ruột, ống dẫn trứng, tinh hoàn, tuyến ức, thận, buồng trứng, cơ tim,….
– Ở gà các ổ lao thường thấy ở phổi.
– Một số thấy khớp sưng to.
- Chẩn đoán
– Bệnh lao gia cầm dễ chẩn đoán qua đặc điểm lâm sàng, dịch tễ, bệnh tích.
– Để khẳng định cần phân lập căn nguyên gây bệnh, thông qua Tubercubin tiêm dưới da.
- Điều trị
Bệnh lao có thể điều trị khỏi, tuy nhiên việc điều trị phải tiến hành một thời gian dài và không cho kết quả chắc chắn. Tốt nhất là nên tiêu hủy triệt để để nhằm không cho bệnh lây lan ra diện rộng.
- Phòng bệnh
Công tác phòng bệnh lao hết sức phức tạp vì phải tiến hành đồng bộ nhiều việc làm và nhắc lại nhiều lần.
– Tiêu hủy đàn gia cầm nghi mắc bệnh lao là tốt nhất.
– Vệ sinh cơ học trong và ngoài chuồng, trong và ngoài khu vực chăn nuôi, xử lý chất thải, tiến hành diệt trừ muỗi, trừ côn trùng nhiều lần và thường xuyên.
– Khử trùng tiêu độc 3 lần cách nhau 1 tuần bằng 2% foocmon hoặc 3% PVP.iodine toàn bộ khu vực chăn nuôi trước khi đưa gia cầm vào nuôi phải quét vôi, khử trùng làn nữa, chú trọng xử lý dụng cụ thiết bị máy móc trước khi dùng.
Nguồn: toquoc.vn