Bệnh cầu trùng gà, cầu trùng ghép với E.coli bại huyết

Bệnh cầu trùng gà, cầu trùng ghép với E.coli bại huyết

PGS-TS LÊ VĂN NĂM

benh cau trung gheo ecoli

benh cau trung gheo ecoli

Triệu-chứng-thần-kinh-Đầu-và-cổ-thõng-xuống-giống-như-móc-cân

  1. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ (COCCIDIOSIS AVIUM, COCCIDIOSIS GALLINARUM)
  2. Nguyên nhân

– Bệnh do 9 cầu trùng gây ra, trong đó có 6 chủng thường gặp nhất, gây ra cầu trùng manh tràng, cầu trùng ruột non, cầu trùng ruột già phụ thuộc vào nơi chúng khu trú.

– E.tenela ký sinh ruột thừa, E. Acervulina ký sinh tá tràng, E.Necaltrix ký sinh ruột non nhưng không có ở tá tràng, E.Mitis cuối ruột non, đầu ruột già. E.Bruneti ở ruột già và manh tràng, E.Praecox ở tá tràng và không tràng, E.haemi ở tá tràng, E. Maxima ở ruột non nhưng không ở tá tràng, E.Mivati ký sinh ở tá tràng và ruột non.

– Cả 9 chủng cầu trùng đều là các loại đơn bào ký sinh trong các tế bào niêm mạc ruột, phá hủy cấu trúc ruột, gây chảy máu và tạo điều kiện cho các vi khuẩn cơ hội gây ra nhiều bệnh thứ phát khác, đặc biệt là E.coli gây bại huyết.

 

  1. Tuổi gà mắc bệnh

Tất cả các lứa tuổi gà đều có thể nhiễm bệnh, nhưng gà 6- 60 ngày tuổi thường mắc nhất, nghiêm trọng nhất là gà 15- 50 ngày tuổi.

  1. Loài gia cầm mắc bệnh

Gà, vịt, ngan, ngỗng và cùng nòi.

  1. Mùa phát bệnh:

Quanh năm

  1. Phương thức truyền lây:

Qua đường miệng.

  1. Triệu chứng lâm sàng:

– Thời kỷ ủ bệnh 4- 6 ngày.

– Bệnh cầu trùng gà có 3 thể biểu hiện mang tính thuận nghịch. Cấp tính đến mãn tính đến thể ẩn (và ngược lại), tùy thuộc chủng loại, số lượng cầu trùng và tuổi gà.

– Lúc đầu gà đột nhiên uống nhiều nước sinh ỉa chảy.

– Phân lúc đầu loãng toàn nước chứa cám không tiêu, sau một vài ngày chuyển sang sáp nâu phân sống rồi lẫn máu (gợn máu) và cuối cùng phân toàn máu.

– Từ đây gà gầy rộc nhanh, thiếu máu, mào da nhợt nhạt.

– Xù lông, sã cánh xuống sát nền, đứng lẻ loi mắt nhắm nghiền, nằm tụm đống kêu khác lạ và chết do mất máu, kiệt sức.

  1. Mổ khám

– Gà gầy, ướt, thiếu máu

– Manh tràng chứa máu.

– Ruột non viêm xuất huyết điểm tràn lan và cũng chứa nhiều máu.

  1. Điều trị

Các thuốc đặc trị và phác đồ điều trị như sau:

* Phác đồ1

– T. Eimerin hoặc Costop. TA: 20g

– Gluco K.C.B2: 100g

– Super vitamin: 20g

Các thuốc pha lẫn với nhau và 15- 20 lít nước cho 100kg gà uống/ngày x 3 ngày.

* Phác đồ 2:

– Super- Cox hoặc Anti Cox: 20g

– Gluco K.C.B2: 100g

– Doxyvit. Thái : 20g

Các thuốc pha lẫn với nhau và 15- 20 lít nước cho 100kg gà uống/ngày x 3 ngày.

* Phác đồ 3:

– T. Eimerin hoặc Costop. TA: 10g

– Super- Cox hoặc Anti Cox: 10g

– Gluco K.C.B2: 100g

– Super vitamin: 20g

Các thuốc pha lẫn với nhau và 15- 20 lít nước cho 100kg gà uống/ngày x 3 ngày.

Các phác đồ điều trị trên đều có thể áp dụng cho điều trị cầu trùng cho cút, chim câu và thủy cầm.

  1. Phòng bệnh

– Giữ chuồng khô ráo, sạch sẽ.

– Từ ngày 10 trở đi đối với những ai nuôi gia cầm lứa đầu hoặc từ ngày 6 trở đi với gia đình đã nuôi nhiều lứa gia cầm phải sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị trên với liều bằng ½ liều chữa, dùng liên tục 3 ngày, nghỉ 3-4 ngày rồi lặp lại đên 45 ngày tuổi với gà, vịt, ngan siêu thịt và 50 ngày tuổi gia cầm hướng trứng để phòng bệnh. Khi bệnh nổ ra, nên dùng liều điều trị với các thuốc khác với liều dự phòng.

  1. BỆNH CẦU TRÙNG GHÉP VỚI E.COLI BẠI HUYẾT- GÀ ỈA RA MÁU TƯƠI
  2. Nguyên nhân

Do các chủng cầu trùng phá vỡ niêm mạc ruột tạo cơ hội cho E.coli có yếu tố bám dính và sinh độc tố kết hợp gây bệnh. Bệnh luôn xuất hiện ở thế cấp hoặc quá cấp.

  1. Tuổi gà mắc bệnh

Bệnh có thể xảy ra ở gà từ 15- 60 ngày tuổi, nhưng bệnh thường xuất hiện ở gà 15- 45 ngày tuổi.

  1. Loài gia cầm mắc bệnh

Gà và các loài cùng nòi

  1. Mùa phát bệnh:

Bệnh ghép có thể xảy ra quanh năm

  1. Phương thức truyền lây:

Qua đường miệng và hô hấp

  1. Triệu chứng lâm sàng:

Đàn gà khỏe mạnh, béo tốt ăn uống bình thường bỗng nhiên một số gà ỉa toẹt ra máu tươi hoàn toàn, sau vài giờ mắc bệnh gà sẽ chết. Nếu chưa chết thì phân chuyển sang đen xì như than rồi sau đó không lâu gà bệnh cũng sẽ chết. Nếu không điều trị kịp thời tỷ lệ chết lên tới 100% trong vài ba ngày.

  1. Mổ khám

– Xác gà rất béo tốt, thịt trắng bình thường.

– Có một số gà thấy máu tươi dính ở hậu môn.

– Khi mổ ra thấy ruột non và manh tràng phình to, nhìn qua màng ruột thấy lổ đổ nốt đỏ, nốt trắng, khi bổ đôi ruột thấy chứa toàn máu.

– Các cơ quan nội tạng khác bình thường.

  1. Điều trị

Mục tiêu của công việc điều trị là hạn chế tối đa số gà chết bằng cách nhanh chóng thực hiện hai bước sau đây theo số lượng và trọng lượng gà:

* Với đàn gà có số lượng ít, trọng lượng gà đã lớn

Bước 1: Tiêm bắp

– Vitamin B1 2,5%: 15 ml

– Vitamin C 5% : 15ml

– T.C.K hoặc Kanamycin 10%: 25- 30ml

– Vitamin K 1%: 15ml

Tất cả 4 loại thuốc trên pha lẫn rồi tiêm ngay cho 100kg gà 1 lần/ngày, tiêm 3 ngày.

Bước 2: Cho uống 1 trong 3 phác đồ điều trị bệnh cầu trùng nguyên phát.

* Với đàn gà có số lượng lớn, trọng lượng mỗi con lại quá bé ta không thể tiêm như bước 1 được, lúc đó thuốc nước tiêm của bước 1 và đường Gluco K.C.B2, super vitamin (hay Doxyvit) của bước 2 ta pha lẫn vào 20lit nước cho 100kg gà uống. Còn thuốc đặc trị cầu trùng dạng bột trộn đều vào cám gà, chia 4-5 lần ăn/ngày x 3 ngày.

Chú ý:

– Phải để máng uống sát nền.

– Cho gà ăn cám trộn thuốc theo nguyên tắc cho ăn ít một nhiều lần trong ngày.

  1. Phòng bệnh

– Hoàn toàn giống bệnh cầu trùng.

– Tránh các yếu tố stress, đừng để gà đói quá bữa khoặc khát quá 2h.

– Đã có vacxin phòng cầu trùng nhưng hiệu quả thấp nên chưa được chấp nhận rộng rãi.

Leave a Reply

0968.558.349

Copy Protected by Chetan's WP-Copyprotect.
%d bloggers like this: