Kinh nghiệm phòng và trị bệnh ở gà

BỆNH HEN “NGÁP”

[​IMG]

1. Lứa tuổi bị bệnh

Gà từ 3 đến 20 ngày tuổi

2. Nguyên nhân gây bệnh

Do vi khuẩn Pseudomonas Gram âm gây nên

3. Triệu chứng lâm sàng

Gà bị bệnh khó thở, há mồm thở, ngáp liên tục, tiêu chảy phân trắng, phớt vàng, có bọt khí. Tỷ lệ chết cao từ 40 lên đến 90%.

Mổ khám: Màng túi khí mờ đục, viêm fibrin trong xoang bụng, xoang bụng chứa dịch có bọt khí

4. Biện pháp phòng

Dùng một trong các loại thuốc có thành phần sau để cho uống phòng: Ampicilin hoặc Amoxilin + Colistin hoặc Gentamycin, Enrofloxacin, Doxycilin, Azthromycin, Tbramycin, Trithoprim.

5. Biện pháp điều trị

Tách riêng những con ốm (ngáp), cả đàn cho uống một trong các thuốc sau:
Amoxilin + Gentamycin + Enrofloxacin hoặc Amoxilin + Colistin + Enrofloxacin hoặc Azthromycin + Doxycilin.

Phác đồ cụ thể:

Phác đồ 1:

50g Azthromycin + 50g Vina Coli Dox hoặc Doxytylo hoặc Genta-Doxy dùng cho 100kg P/ngày chia 2 lần
20g Bromhesin + 250g Gluco K.C dùng cho 100 kgP/ngày chia 2 lần

Phác đồ 2:

100g Amox Coli hoặc Amoxi Gen + 100g Bio Enro C dùng cho 100kg P/ngày chia 2 lần
20g Bromhesin + 250g Gluco K.C dùng cho 100 kgP/ngày chia 2 lần

BỆNH HEN GÀ

[​IMG]

1. Lứa tuổi bị bệnh

Gà ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu vào lúc 15 đến 56 ngày tuổi

2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn Mycoplasma gây nên, nhưng vai trò của ngoại cảnh tác động lớn đến bệnh như: bụi trong không khí quá nhiều, trời quá nóng, quá lạnh.

3. Triệu chứng lâm sàng

Khi gà bị bệnh có triệu chứng hen, sặc khẹc, bệnh phát triển chậm nhưng tỷ lệ bệnh cao, tỷ lệ chết thấp, tiêu chảy phân trắng xanh, một số gà bị sưng khớp.

4. Biện pháp phòng bệnh

Hạn chế tới mức tối đa những yếu tố bất lợi đến đàn gia cầm như: nóng quá, lạnh quá, lượng bụi trong không khí quá nhiều..

Từ khi gà được 1 ngày tuổi định kỳ 3 ngày/ lần cho gà uống một trong các loại thuốc sau: Tylosin (98%, Gentatylosin), Doxycilin, Spiracin (TTS), Enrfloxacin (Enrfloxacin 5%, Bio EnroC), Erythomycin đến khi gà đạt 56 ngày tuổi.

5. Biện pháp điều trị bệnh

Một số loại thuốc có tác dụng điều trị tốt với vi khuẩn Mycoplasma : Timycosin, Tilosin, Tiamulin, Erythromycin, Azithromycin, Doxycilin, Oxytetracyclin, Enrofloxacin, Flofenicol

Một số phác đồ cụ thể:
Phác đồ 1:
Vina Tilmo 10 ml /100 kg P/ngày chia 2 lần
Azithomycin 50 -100g/100 kg P/ngày chia 2 lần
Bromhexin 25 g/100 kg P/ngày chia 2 lần
Pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn, điều trị từ 3 đến 5 ngày

Phác đồ 2:

Vina Tilmo 10 ml /100 kg P/ngày chia 2 lần
Hanflor 4% 100g/ 100 kg P/ngày hoặc Flo – Doxy 25g /100kg P/ngày chia 2 lần
Bromhexin 25 g/100 kg P/ngày chia 2 lần
Pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn, điều trị từ 3 đến 5 ngày

Phác đồ 3:

Azithomycin 50 -100g/100 kg P/ngày chia 2 lần
Hanflor 4% 100g/ 100 kg P/ngày hoặc Flo – Doxy 25g /100kg P/ngày chia 2 lần
Bromhexin 25 g/100 kg P/ngày chia 2 lần
Pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn, điều trị từ 3 đến 5 ngày

Phác đồ 4:

Gentatylosin hoặc Doxy-Tylo 100g/100 kg P/ngày chia 2 lần
Hanflor 4% 100g/ 100 kg P/ngày hoặc Flo – Doxy 25g /100kg P/ngày chia 2 lần
Bromhexin 25 g/100 kg P/ngày chia 2 lần

Pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn, điều trị từ 3 đến 5 ngày

Nhưng do tính chất phức tạp của bệnh hen gà là bệnh thường ghép với các bệnh khác như: do E.coli, Thương hàn, Tụ huyết trùng mãn tính, Sổ mũi (sưng phù đầu), nấm phổi … Vì vậy bạn là người chăn nuôi gà hãy gọi trực tiếp cho chúng tôi, nếu bạn là người chăn nuôi từ 2000 con trở lên chúng tôi sẽ đến trực tiếp để giúp bạn.

BỆNH SỔ MŨI TRUYỀN NHIỄM

[​IMG]

1. Lứa tuổi bị bệnh

Gà ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh nặng nhất ở gà giò (2 đến 3 tháng tuổi) và gà đẻ.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Do vi khuẩn Haemophillus hay Paragallinnarum Gram âm gây ra dưới sự thúc đẩy các yếu tố stress có hại như CO2, NH3, H2S, độ ẩm cao… Bệnh thường hay bội nhiễm bởi vi khuẩn E. coli, Mycoplasma, viêm phế quản và thiếu Vitamin A và các bệnh khác.

3. Triệu chứng lâm sàng

Ở những con gà bị bệnh có triệu chứng:
Ho hen, lưỡi thâm
Hơi thở ra thối
Sưng phù đầu, thối mắt
Bệnh lây lan nhanh và gà tiêu chảy phân xanh trắng

4. Biện pháp phòng

Chuồng trại phải khô, thoáng, ít khí CO2, NH3, H2S (dùng chế phẩm vi sinh)
Cho ăn thức ăn bổ sung Vitamin A,D,E

5. Biện pháp điều trị

Khi bệnh xảy ra ta điều trị như sau:
Những con bị bệnh ta dùng Hanoxylin LA hoặc Doxivet LA hoăc tiêm bắp 1ml/2 kg P/ngày x 3ngày
Cả đàn ta dùng một trong các loại thuốc sau:
Vina Neox, Bycomycin, v-TTS, Neotesol 100g/100kg P/ngày chia 2 lần pha nước uống
Hoặc dùng CRD.Stop 20g + 100g Gluco K&C/100kg P/ngày chia 2 lần pha nước uống
Điều trị từ 3 đến 5 ngày

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (IB)

1. Lứa tuổi bị bệnh

Gà từ 2 đến 45 ngày tuổi và lúc gà đẻ nguy cơ và tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Do vi rút coronavirus gây nên

3. Triệu chứng lâm sàng

Gà bị bệnh hen sâu, tiếng rít như sáo
Ỉa chảy nặng ở gà con
Giảm đẻ đột ngột và rất nhanh ở gà đang đẻ

4. Biện pháp phòng

Hiện nay có vắc xin phòng đó là ND – IB (dùng 1 loại phòng được hai bệnh gà rù và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm). Cách dùng là nhỏ trực tiếp vào mồm hoặc cho uống vào 7 ngày và 14 ngày nếu bệnh xảy ra liên tục ở các lứa ta dùng thêm lần 3 vào 21 ngày.
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.

5. Biện pháp điều trị

Khi bệnh xảy ra những con ốm vì bệnh IB thì tiểu hủy còn những con còn lại dùng vắc xin ND – IB nhỏ trực tiếp vào mồm.
Kết hợp với sử dụng Vitamin C + Bcomplex + Paracetamol + Glucose pha vào nước cho gà uống
Để điều trị kế phát ta dùng một trong các thuốc như điều trị bệnh hen gà do Mycoplasma
Nếu đàn gà ghép bệnh thì ta nên xác định rõ bệnh ghép để có hướng điều trị

BÊNH VIÊM THANH QUẢN TRUYỀN NHIỄM (ILT)

1. Lứa tuổi bị bệnh

Gà ở mọi lứa tuổi nhưng xảy ra nhiều nhất ở gà từ 5 đến 12 tháng tuổi

2. Nguyên nhân gây bệnh

Do vi rút Herpesvirus gây nên. Tác động của ngoại cảnh như chuồng nuôi nhiều khí độc như H2S, CO2, NH3 và thiếu Vitamin A làm cho gà dễ mắc bênh

3. Triệu chứng lâm sàng

Gà bị bệnh có biểu hiện ho hen, ngạt từng cơn, viêm mắt, mù mắt, khạc đờm có lẫn máu

4. Biện pháp phòng

Dùng vắc xin ILT
Chuồng trại phải khô, thoáng, ít khí CO2, NH3, H2S (dùng chế phẩm vi sinh)
Bổ sung thêm Vitamin A trong khẩu phần ăn cho gà

5. Biện pháp điều trị

Dùng vắc xin ILT để tiêm những con chưa bị bệnh
Bổ sung thêm Vitamin A, C, Bcomplex

BỆNH NẤM PHỔI

[​IMG]

1. Lứa tuổi bị bệnh

Chủ yếu ở gà 20 đến 30 ngày tuổi


2. Nguyên nhân gây bệnh

Do nấm nhưng tác động của ngoại cảnh như độ ẩm chuồng cao, nền chuồng ướt, nhiều khí độc NH3, H2S, CO2, chất độn chuồng hoặc thức ăn có chứa nấm mốc.

3. Triệu chứng lâm sàng

Ho hen, ỉa chảy nặng, phân lẫn máu
Mổ khám có nhiều ổ nấm trong phổi

4. Biện Pháp phòng

Chuồng trại phải khô, thoáng, ít khí CO2, NH3, H2S, không có nấm mốc (dùng chế phẩm vi sinh)

5. Biện pháp điều trị

Phun khí dung Vinadin 0,05% 10ml/m3 không khí chuồng, liên tục trong 6-7 ngày
Hoặc phun Fugucid, Mycostatin

BỆNH NHIỄM TRÙNG HUYẾT DO E.COLI

[​IMG]

1. Lứa tuổi bị bệnh

Gà từ 1 đến 3 tuần tuổi

2. Nguyên nhân gây bệnh

Do vi khuẩn E.coli nhưng sự tác động của thay đổi thời tiết, thay đổi thức ăn, nước uống đột ngột làm thúc đẩy quá trình bệnh

3. Triệu chứng lâm sàng

Gà ốm cù rù, ho hen sốt cao, ỉa chảy phân vàng, xanh có lẫn bọt khí

4. Biện pháp phòng

Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp, đảm bảo nhiệt độ, khi thay đổi thức ăn, nước uống phải từ từ
Dùng một trong các loại kháng sinh sau để pha vào nước 3 ngày cho uống 1 lần : Enrofloxacin, Oxytetracylin, Spiracin, Colistin, Neomycin, Gentamycin…
Hoặc dùng các chế phẩm men vi sinh để phòng bệnh này rất hiệu quả

5. Biện pháp điều trị

Dùng Hanflor 4% 100g/100kg P/ngày hoặc Fo-Doxy 25g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
Kết hợp cho gà uống thêm ParaC 100g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống

BỆNH NIU CÁT XƠN (GÀ RÙ)

[​IMG]

1. Lứa tuổi bị bệnh

Gà ở mọi lứa tuổi

2. Nguyên nhân gây bệnh

Do vi rút Paramyxovirus serotype 1 thuộc họ Paramyxovididae gây nên.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất vào vụ đông xuân

3. Triệu chứng lâm sàng

Gà bị bệnh rù, chảy dãi, ho hen kèm theo tiếng tooc, liệt và bại liệt chân cánh, nghẹo cổ. Ỉa chảy phân xanh, giảm đẻ, có nhiều trứng non vỏ mềm. Chết ồ ạt ở đàn chưa tiêm phòng, chết rải rác ở đàn đã nhỏ Lasota hoặc đã tiêm vắc xin niu cát sơn.

Mổ khám: dạ dày tuyến xuất huyết ở đỉnh gai tuyến

4. Biện pháp phòng

Nhỏ vắc xin Lasota hoặc ND – IB lần 1 vào 7 ngày tuổi, lần 2 vào 14 ngày tuổi nếu đàn gà nuôi lứa nào cũng bị bệnh thì nhỏ lần 3 vào 21 ngày tuổi. Khi gà đạt 45 ngày tuổi tiêm vắc xin niu cát sơn H1. Nếu đàn gà dùng để đẻ thì tiêm nhắc lại vắc xin niu cát sơn H1 vào 60 ngày tuổi.

5. Biện Pháp điều trị

Khi bệnh xảy ra ta tách riêng những con gà đã có triệu chứng bệnh

+ Đối với gà <45 ngày:

Dùng kháng thể Gum – Niwcatson tiêm bắp 1 ml/con (tiêm gà khỏe và gà bệnh dùng riêng mũi kim). Sau 3 ngày nếu gà vẫn chưa khỏe lại thì tiêm nhắc lại. 3 ngày dọn chuồng và phun thuốc khử trùng 1 lần đến khi đàn gà hoàn toàn bình phục. Khi đàn gà đạt 45 ngày tuổi ta tiêm vắc xin niu cát sơn H1 của Việt Nam.
Dùng AntyGum 100g + 50g Tcolivit cho 100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
Gluco K&C /100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống

+ Đối với gà >45 ngày tuổi :

Dùng kháng thể Gum – Niucatson tiêm bắp 2 ml/con, (tiêm gà khỏe và gà bệnh dùng riêng mũi kim). Sau 3 ngày nếu gà vẫn chưa khỏe lại thì tiêm nhắc lại. 3 ngày dọn chuồng và phun thuốc khử trùng 1 lần đến khi đàn gà hoàn toàn bình phục. Khi đàn gà khỏe hoàn toàn ta tiêm vắc xin niu cát sơn H1 của Việt Nam
Dùng AntyGum 100g + 50g Tcolivit cho 100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
Gluco K&C 100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống

Có thể thay AntyGum bằng thuốc hạ sốt và Tcolivit bằng thuốc trị tiêu chảy !

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

[​IMG]

1. Lứa tuổi bị bệnh

Gà từ 21 ngày tuổi trở lên

2. Nguyên nhân gây bệnh

Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây nên, điều kiện ngoại cảnh như đang nắng đổ mưa, thay đổi thức ăn, nước uống đột ngột sẽ làm bệnh dễ xảy ra

3. Triệu chứng lâm sàng

Gà bị bệnh ỉa chảy lẫn máu nhưng lác đác, ho hen rải rác, mào tích tím và phù,chết nhanh, tỷ lệ chết không cao.
Mổ khám: Tim bơi trong dịch thẩm xuất, xuất huyết mỡ vành tim
4. Biện pháp phòng

Đối với đàn gia cầm có số lượng ít ta dùng vắc xin tiêm phòng cho đàn gà được 2 tháng tuổi
Đối với đàn lớn ta dùng một trong các loại kháng sinh sau để pha vào nước định kỳ cho gia cầm uống vào những khi thời tiết thay đổi, thay đổi thức ăn, nước uống:
Vina Cosul 15g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
Ampisultryl 15g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
Bio-EnroC 25g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
GentaTylosin 25g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
Ampicoli 35g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
Doxicilin 10g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống

5. Biện pháp điều trị

Nếu đàn ít nhỏ lẻ ta dùng:
Streptomycin 1g pha với 10ml nước cất tiêm cho 20kg P/ngày x 2 lần hoặcKanatialin 1ml/3kg P/ngày
Nếu đàn số lượng nhiều ta dùng một trong các loại thuốc phòng ở trên để chữa bệnh và tăng liều gấp đôi.

BỆNH CẦU TRÙNG

[​IMG]

1. Lứa tuổi bị bệnh

Gà ở 10 ngày tuổi trở đi đối với nuôi lứa đầu và 6 ngày tuổi với lứa sau.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Do cầu ký trùng, cầu ký trùng gây bệnh cầu trùng trên gà tồn tại rất lâu ngoài môi trường và rất khó tiêu diệt bằng các loại thuốc sát khuẩn cũng như vôi bột vì vậy đàn gà rất dễ bị mắc bệnh từ môi trường

3. Triệu chứng lâm sàng

Những con gà bị bệnh biểu hiện rù, xã cánh, gầy yếu, ỉa chảy phân có máu tươisau đó chuyển dần thành mầu cà phê.
Mổ khám: Manh tràng chứa đầy máu, ruột non có thể bạc mầu, hoại tử từng nốt

4. Biện pháp phòng

Dùng các loại thuốc có thành phần sau để điều trị cầu trùng : Vina Cox, Bioanticoc, Anticocic, Hancoc, vimecox… 50g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống cho gà uống từ 10 ngày tuổi đối với lần đầu và 6 ngày tuổi với các lứa sau.

5. Biện pháp điều trị

Dùng các loại thuốc sau để điều trị cầu trùng :
Toltrazuril 50ml/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
Diclazuril 50ml/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
Vina Cox 50ml/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
Hoặc dùng các thuốc dùng phòng ở trên với liều gấp đôi
Kết hợp với kháng sinh để chống kế phát như:
Vina Neox, v-TTS, Hanneosol 50g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
Vitamin K 30g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống để cầm máu

BỆNH BẠCH LỴ Ở GÀ CON

[​IMG]

1. Lứa tuổi bị bệnh

Bệnh xảy ra ở gà con

2. Nguyên nhân gây bệnh

Do vi khuẩn Salmonela gây nên, gà con có thể bị nhiễm Salmonela từ thức ăn nước uống

3. Triệu chứng lâm sàng

Gà con bị bệnh ỉa chảy, phân màu trắng, phân dính xung quanh hậu môn, bịt kín lỗ hậu môn, gầy đầy hơi chướng bụng, chết nhanh.

4. Biện pháp phòng

Dùng biện pháp phòng tổng hợp
Dùng Bio-Enro C, Bio Neocolis, Neotesol 1g/1 lít nước cho uống 3 ngày 1 lần trong 2 tuần đầu

5. Biện pháp điều trị

Dùng Hanflor 4% 100g/100kg P/ngày hoặc Vina Cosul 25g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
Những con gà bị dinh phân ở hậu môn phải gỡ phân ra và cắt bớt lông gần lỗ hậu môn.

BỆNH GUMBORO

[​IMG]

1. Lứa tuổi bị bệnh

Gà mắc chủ yếu ở 3 đến 8 tuần tuổi

2. Nguyên nhân gây bệnh

Birnavirus tác động vào túi Fabricius gây suy giảm miễn dịch ở gà

3. Triệu chứng lâm sàng

Khi đàn gà bị bệnh thì bệnh xảy ra đột ngột, tiêu chảy loãng, phân nhớt màu trắng, vàng, đôi khi lẫn máu, sốt cao, uống nhiều nước, đàn gà tụm đống mặc dù không bị lạnh vậy nên gà hay bị chết do đè lên nhau.

Mổ khám bệnh tích: xuất huyết cơ đùi, xuất huyết túi Fabricius

4. Biện pháp phòng

Dùng vắc xin Gum A nhỏ mồm hoặc pha vào nước sạch lần 1 vào 3 ngày tuổi, lần 2 vào 10 ngày tuổi nếu chăn nuôi lứa nào cũng bị bệnh có thể dùng lần 3 vào 17 ngày tuổi

5. Biện pháp điều trị

Tách riêng những con gà bị bệnh, tiêm thuốc và bơm thuốc cho uống ngày 2-3 lần.
Dùng kháng thể Gum tiêm bắp mỗi con 1 – 2 ml/ con, trước khi tiêm bỏ lọ kháng thể ra ngoài 15-20 phút cho bớt lạnh rồi tiêm, tiêm riêng mũi kim giữa con khỏe và yếu

Cách 1:

Dùng 50g Tcolivit + 100g AntyGum/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống

Cách 2:

Dùng 50g một trong các thuốc có thành phần Colistin(Vina Cosul) Enrofloxacin, Flofenicol, Neomycin (Vina Neox) + 100g thuốc có thành phần Paracetamon /100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống

Cả 2 cách đều dùng thêm 250g Gluco K.C /100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống

Lưu ý: với đàn gà mà đã dùng 2 – 3 lần vac xin Gum A thì nếu bị bệnh thì chỉ cần dùng thuốc uống không cần tiêm.

BỆNH ĐẬU GÀ

[​IMG]

1. Lứa tuổi gây bệnh

Ở mọi lứa tuổi

2. Nguyên nhân gây bệnh

Do vi rút đậu gà, bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa hoa xoan và do thiếu vitamin A

3. Triệu chứng lâm sàng

Gà ốm ủ rũ, ăn ít, bỏ ăn, gầy, chết lác đác
Xung quanh miệng, mắt, mào tích, trong họng mọc nhiều nốt đậu xanh

4. Biện pháp phòng bênh

Dùng vắc xin đậu gà để chủng màng cánh
Bổ sung đủ vitamin A trong khẩu phần ăn

5. Biện pháp điều trị

Đối với những con chưa bị bệnh ta dùng vắc xin đậu chủng màng cánh
Những con bị bệnh dùng xanh Metylen để bôi vào mụn đậu, dùng thuốc Đậu gà (có chứa Oxytetracylin hoặc Neomycin) nhỏ vào mồm cho gà, nhét thức ăn để gà chống đói. Cho cả đàn uống nước pha Vitamin A, C.

BỆNH ĐẦU ĐEN

[​IMG]

1. Lứa tuổi bị bệnh

Gà từ 2 – 3 tuần tuổi đến 3 – 4 tháng dễ bị bệnh nhất, nhưng gà lớn hơn vẫn có thể bị bệnh.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do Histomonas ký sinh ở gan, dạ dày và manh tràng gây ra, Ở Việt Nam do các biến đổi đặc trưng tạo kén ở manh tràng nên người chăn nuôi thường gọi là bệnh kén ruột.
Histomonas ở ngoài môi trường thường hay có ở trứng giun kim

3. Triệu chứng lâm sàng

Gà bệnh sốt cao 43 đến 44 độ C nhưng rụt cổ, rúc đầu vào cánh, đứng im, mắt nhắm nghiền, run rẩy. Mào thâm tím, da mép và da vùng đầu xanh xám thậm chíxanh đen, nên bệnh có tên là bệnh đầu đen.

Bệnh tích: Gan sưng to gấp 2 đến 3 lần, viêm hoại tử màu trắng, manh tràng sưngdày lên chứa đầy máu như máu cá hoặc chứa kén bã đậu, manh trành có thể bị thủng gây viêm phúc mạc.

4. Biện pháp phòng

Từ 20 ngày tuổi trở lên, cứ 7 – 10 ngày thì cho uống 1 lần. Mỗi 1 lần cho gà uống 1gr thuốc tím, hoặc 2 gr sulfat đồng pha với 10 lít nước trong 1 – 2 giờ, sau đó nếu thừa thì đổ đi.
Định kỳ 1 tháng tẩy giun, sán 1 lần
Dùng Mebi-cox 100ml/200kgP/ ngày cho uống vừa phòng cầu trùng vừa phòng bệnh đầu đen
Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp

5. Biện pháp điều trị

Dùng thuốc có thành phần Sulphamonomethoxine hoặc Sulphadimethoxine pha vào nước cho gà uống
Kết hợp với Enrofloxacin để chống kế phát, Paracetamon để hạ sốt, Vitamin K để cầm máu, C, Bcomplex, Glucose và tăng sức đề kháng cho gà

Phác đồ cụ thể:

50g Bio EnroC + 100g Sulfa trimix hoặc 100g T.coryzin/100kg P/ngày hoặc Mebi-cox 100 ml/100kgP chia 2 lần, pha vào nước uống
ParaC 100g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
Guluco K.C 250g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống

BỆNH CÚM GÀ

[​IMG]

1. Lứa tuổi bị bệnh

Gà ở mọi lứa tuổi nhưng nặng nhất ở gà 4 đến 66 tuần tuổi

2. Nguyên nhân gây bệnh

Do vi rút cúm gia cầm
Bệnh thường xảy ra vào mùa đông

3. Triệu chứng lâm sàng

Hen giống bệnh hen gà (CRD), ỉa phân xanh, vàng, chảy nhiều nước dãi, nước mũi, mào thâm tím, mào, tích sưng phù, giảm và tắt đẻ

Bệnh tích: Xuất huyết da chân

4. Biện pháp phòng bệnh

Định kỳ 1 năm 2 lần tiêm phòng vắc xin cúm đến khi dịch được khống chế hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam.
Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp

5. Biện pháp điều trị

Tiêu hủy theo pháp lệnh thú y

Nguồn: http://agriviet.com/

Leave a Reply

0968.558.349

Copy Protected by Chetan's WP-Copyprotect.
%d bloggers like this: