Cách điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là 1 bệnh tương đối nguy hiểm bởi nó có thể lây lan cho cả đàn gà. Vì thế bạn cần trang bị kiến thức cũng như cách điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà để có thể phát hiện và có phương pháp kịp thời.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà (Pasteurellosis)

Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính hay mãn tính ở gia cầm do vi khuẩn thuộc họ Pasteurella gây ra. Vi khuẩn này tồn tại trong thiên nhiên nhất là các vùng ao tù, ngòi lạch nước đọng, có khi ngay cả trong cơ thể gia cầm khoẻ mạnh, đặc biệt là gia cầm nuôi thả như gà Ri . . . khi sức đề kháng của gà bị giảm thì bệnh phát sinh.

NUÔI GÀ THẢ VƯỜN

NUÔI GÀ THẢ VƯỜN

Cách điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà (hình 1)

Gà bị bệnh do thả chung đàn gà khoẻ có gà ốm tiếp xúc, thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà qua các vết xước ở da. Bệnh tụ huyết trùng ở gà tồn tại dưới 3 thể:

– Thể quá cấp tính (ác tính) gà chết đột ngột không kịp thể hiên triệu chứng gì. Có khi gà đang ăn, đang ấp lăn ra chết, chỉ kịp giãy đập vài cái và kêu “quắc” . . .

– Thể cấp tính: Gà ủ rũ, sốt, bỏ ăn, xù lông, chậm chạp mào tích xanh tím, miệng có dãi, nhớt đục, sùi bọt, thở khò khè, phân loãng màu nhạt, sau chuyển màu xanh sẫm có lẫn dịch nhầy. . . Gà chết sau 24-72 giờ do kiệt sức, ngạt thở, tỷ lệ chết cao lên đến trên 50%. ở gà có hiện tượng liệt duỗi thẳng chân.

– Thể mãn tính: Gà ỉa chảy kéo dài, gầy, có khi bị sưng khớp, què, đẻ kém, tích sưng to còn gọi là bệnh tích sưng… Có hiện lượng khó thở có tiếng ran ở khí quản.

Bệnh tụ huyết trùng

Bệnh tích ở thể cấp tính cho thấy có hiện tượng tắc rối loạn tuần hoàn ở gà bệnh, xung huyết nội tạng, xuất huyết từng đám ở cổ, đầu tim, thanh mạc phổi, mỡ bụng, niêm mạc ruột. Viêm màng bao tim. Gan sưng màu nâu vàng.

Phòng và chữa bệnh: Đối với bệnh tụ huyết trùng, phòng là biện pháp tích cực, hiệu quả nhất. Cách phòng tốt nhất là không đưa gà, vịt, ngan lạ về nuôi hoặc giết mổ trong khu chuồng trại chăn nuôi. Nếu mua giống về nuôi phải chọn nơi an toàn dịch, đưu gà về nhốt riêng 7-10 ngày sau khoẻ mạnh mới thả chung vào đàn.

– Định kỳ cho phòng liều kháng sinh nhẹ: Tetracilin 250 g/tấn thức ăn, hoặc Furazolidon 300 g/tấn thức ăn, liên tục cho ăn trong 5 ngày;  Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng bằng thức ăn có chất lượng, gà nuôi thả tăng lượng thức ăn cho ăn thêm. Lúc có dịch chọn loại xử lý gà ốm, gà chết, tách đàn gà khoẻ nhốt lại không thả, tăng cường vệ sinh, chăm sóc đàn gà bằng thức ăn, nước uống đầy đủ;  Gà ốm có thể điều trị : S treptomycin 120- 150 mg/kg thể trọng kết hợp với liều Penicillin 150 mg/kg thể trọng hoặc Chlortetracyclin 40 mg/kg thể trọng gà.

Nguồn: http://lamnong.net/

Leave a Reply

0968.558.349

Copy Protected by Chetan's WP-Copyprotect.
%d bloggers like this: